Xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030 sẽ có 117 đô thị
Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015
Xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030 sẽ có 117 đô thị
Theo Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 vùng Tây Nguyên có 89 đô thị và đến năm 2030 có 117 đô thị.
Theo đó, phạm vi nghiên cứu gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Tổng diện tích là 54.641,069 km2. Thời hạn lập Quy hoạch giai đoạn ngắn hạn đến năm 2020, giai đoạn dài hạn 2020 – 2030.
Vùng Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng của quốc gia; Là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hoá và dịch vụ - thương mại - du lịch của các nước tiểu vùng sông Mê Kông và vùng biển Đông; vùng trọng điểm phát triển cây công nghiệp chủ lực cà phê, hồ tiêu, cao su và sản xuất rau hoa công nghệ cao phục vụ xuất khẩu; vùng phát triển nông - lâm nghiệp, thuỷ điện - thuỷ lợi, khai thác chế biến bauxit…
Về dân số năm 2020 quy mô dân số toàn vùng khoảng 6.211.500 người, dân số đô thị khoảng 2.081.800 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 33,5%; năm 2030 quy mô dân số toàn vùng khoảng 7.390.600 người, dân số đô thị khoảng 3.095.600 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40,7%.
Về định hướng phát triển chung, hệ thống đô thị vùng Tây Nguyên đến năm 2030 phát triển theo từng giai đoạn phù hợp với Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020; Quy hoạch xây dựng Vùng biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020, đồng thời phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh và toàn vùng.
Về định hướng phát triển không gian vùng Tây Nguyên: Căn cứ các yếu tố đặc thù về tự nhiên, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các lĩnh vực phát triển chuyên ngành và định hướng chiến lược phát triển chính của quốc gia... vùng Tây Nguyên được phân ra thành các tiểu vùng và dải hành lang phát triển kinh tế. Mỗi vùng không gian kinh tế được gắn với sự phát triển của các đô thị động lực trung tâm vùng, đô thị trung tâm các tiểu vùng và đô thị nhỏ có chức năng dịch vụ tổng hợp.
Theo đó, Vùng Tây Nguyên sẽ có 3 tiểu vùng, gồm: Tiểu vùng Bắc Tây Nguyên, Tiểu vùng Trung Tây Nguyên và Tiểu vùng Nam Tây Nguyên; và các dải hành lang phát triển kinh tế - đô thị...
Phân bố hệ thống đô thị, đến năm 2020 vùng Tây Nguyên có 89 đô thị trên cơ sở nâng cấp, mở rộng 62 đô thị hiện có và hình thành mới 27 đô thị. Trong đó có 3 đô thị loại I, 2 đô thị loại II, 3 đô thị loại III, 15 đô thị loại IV, 66 đô thị loại V.
Đến năm 2030 vùng Tây Nguyên có 117 đô thị trên cơ sở nâng cấp 89 đô thị hiện có và xây dựng mới 28 đô thị. Trong đó có 3 đô thị loại I, 3 đô thị loại II, 7 đô thị loại III, 21 đô thị loại IV, 83 đô thị loại V.
Nội dung chi tiết tại file đính kèm
Vùng Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng của quốc gia; Là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hoá và dịch vụ - thương mại - du lịch của các nước tiểu vùng sông Mê Kông và vùng biển Đông; vùng trọng điểm phát triển cây công nghiệp chủ lực cà phê, hồ tiêu, cao su và sản xuất rau hoa công nghệ cao phục vụ xuất khẩu; vùng phát triển nông - lâm nghiệp, thuỷ điện - thuỷ lợi, khai thác chế biến bauxit…
Về dân số năm 2020 quy mô dân số toàn vùng khoảng 6.211.500 người, dân số đô thị khoảng 2.081.800 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 33,5%; năm 2030 quy mô dân số toàn vùng khoảng 7.390.600 người, dân số đô thị khoảng 3.095.600 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40,7%.
Về định hướng phát triển chung, hệ thống đô thị vùng Tây Nguyên đến năm 2030 phát triển theo từng giai đoạn phù hợp với Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020; Quy hoạch xây dựng Vùng biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020, đồng thời phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh và toàn vùng.
Về định hướng phát triển không gian vùng Tây Nguyên: Căn cứ các yếu tố đặc thù về tự nhiên, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các lĩnh vực phát triển chuyên ngành và định hướng chiến lược phát triển chính của quốc gia... vùng Tây Nguyên được phân ra thành các tiểu vùng và dải hành lang phát triển kinh tế. Mỗi vùng không gian kinh tế được gắn với sự phát triển của các đô thị động lực trung tâm vùng, đô thị trung tâm các tiểu vùng và đô thị nhỏ có chức năng dịch vụ tổng hợp.
Theo đó, Vùng Tây Nguyên sẽ có 3 tiểu vùng, gồm: Tiểu vùng Bắc Tây Nguyên, Tiểu vùng Trung Tây Nguyên và Tiểu vùng Nam Tây Nguyên; và các dải hành lang phát triển kinh tế - đô thị...
Phân bố hệ thống đô thị, đến năm 2020 vùng Tây Nguyên có 89 đô thị trên cơ sở nâng cấp, mở rộng 62 đô thị hiện có và hình thành mới 27 đô thị. Trong đó có 3 đô thị loại I, 2 đô thị loại II, 3 đô thị loại III, 15 đô thị loại IV, 66 đô thị loại V.
Đến năm 2030 vùng Tây Nguyên có 117 đô thị trên cơ sở nâng cấp 89 đô thị hiện có và xây dựng mới 28 đô thị. Trong đó có 3 đô thị loại I, 3 đô thị loại II, 7 đô thị loại III, 21 đô thị loại IV, 83 đô thị loại V.
Nội dung chi tiết tại file đính kèm
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét